60 cảm xúc tắc nghẽn gây ra bệnh tật

Các cảm xúc bị tắc nghẽn mắc kẹt trong cơ thể gây ra hầu hết các tổn thương tinh thần và thể xác. Sau đây là 60 loại cảm xúc thường mặt kẹt khi tiến hành trị liệu mà các bạn gặp. Hiểu biết các cảm xúc này giúp việc điều trị thêm chính xác và hiệu quả hơn.

Bị bỏ rơi: đây là cảm xúc nảy sinh khi bị bỏ lại một mình hoặc bị thờ ơ (đây là cảm giác thường nảy sinh khi còn nhỏ). Em bé cảm thấy bị bỏ rơi khi mẹ để lại ở nhà trẻ. Cảm giác bị bỏ rơi là sự từ bỏ , rút lui, bị tách khỏi hoặc bị bỏ rơi về mặt cảm xúc. Đó là cảm cảm giác bị “bỏ lại phía sau” trong một tình huống, sự việc nhất định, ngay cả về mặt tài chính. Người vợ cảm thấy bị bỏ rơi khi người chồng không chia sẻ về những rắc rối trong hôn nhân của họ. Sinh viên đại học cảm thấy bị bỏ rơi khi phụ huynh ngừng trả học phí cho họ.

Tức giận: là cảm giác bất bình, có tính thù địch mạnh mẽ, thường được khơi dậy bởi một điều sai trái trong thực tế. Sự tức giận có thể xuất phát từ cảm giác bị đe doạ, hoặc sự che đậy khi chúng ta bị tổn thương, sợ hãi hoặc bị từ chối.

Bồn chồn: là cảm giác có điều gì đó không ổn như không biết đó là gì. Một sự bất an hoặc điểm báo toàn diện; một nỗi sợ hãi về những điều chưa biết; sợ hãi khi không nắm rõ nguồn gốc. Một người có thể luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi dù không nắm rõ lý do.

Bị phản bội: là cảm giác khi lòng tin của bạn bị phá vỡ, bị một người đáng tin cậy bỏ rơi hoặc bị tổn thương. Ví dụ như khi biết ai đó nói dối mình. Phản bội người khác là không trung thành trong việc bảo vệ hoặc thực hiện sự tin tưởng, hoặc vi phạm lòng tin, bỏ rơi người tin tưởng bạn. Một người có thể cảm thấy sự phản bội của chính mình với bạn của họ, và mắc kẹt cảm xúc đó trong cơ thể của mình. Phản bội chính mình là vì phạm liêm sỉ; hành động chống lại đạo đức của bạn; làm dụng thể xác hoặc linh hồn của chính bạn. Ví dụ một kẻ trộm tiền sẽ có cảm giác phản bội với chính lương tâm mình.

Cay đắng: làm thái độ gay gắt, không đồng ý hoặc giễu cợt. Cảm thấy tức giận hoặc thất vọng vì những trải nghiệm bị tổn thương hoặc bất công.

Đổ lỗi: là cảm giác khi bị đổ lỗi phải chịu trách nhiệm, bị buộc tội hoặc bị kết tội về điều gì đó có thể họ thực sự có lỗi). Ví dụ như người vợ cảm thấy rằng mọi người đều đổ lỗi cho cô vì hành động của chồng cô. Đổ lỗi cho người khác là để giữ trách nhiệm, buộc tội, tìm lỗi, quy trách nhiệm cho ai đó hoặc điều gì đó để tránh tự chịu trách nhiệm. Đây là một trong những nguyên nhân tác động tới tâm lý nạn nhân và có thể gây ra sự suy giảm quyền lực cá nhân. Như khi tôi cứ đổ lỗi cho em gái mình vì một chuyện nào đó, và không sẵn sàng thừa nhận đó là lỗi của cả hai chúng tôi. Đổ lỗi cho bản thân là thấy có lỗi với chính mình, điều này có thể dẫn đến việc hình thành cảm xúc tự ngược đãi và trầm cảm. Như khi ai đó cảm thấy mình đáng trách vì mọi điều tồi tệ đã từng xảy ra với gia đình họ.

Xung đột: là một cuộc đấu tranh tinh thần, phát sinh từ những đòi hỏi hoặc xung lực chống đối. Như khi ta cảm thấy mâu thuẫn về việc có nên nhận công việc mới hay không. Xung đột bên ngoài là đấu tranh, đồng ý hoặc không đồng ý, đấu tranh hoặc chiến đấu chống lại. Ví dụ như cặp vợ chồng cũ liên tục gặp xung đột về quyền nuôi con.

Hoang mang: Cảm thấy mất phương hướng, không chắc chắn về các lựa chọn, thiếu rõ ràng. Cảm thấy bối rối hoặc hoang mang.

Cảm giác bất an trong sáng tạo: Cảm thấy không an toàn hoặc không tin tưởng vào sự sáng tạo hoặc phát triển của bất kỳ thứ gì, bao gồm các mối quan hệ, gia đình, sức khỏe, tiền bạc, nỗ lực nghề nghiệp hoặc nghệ thuật. Cảm giác bất an này sinh cản trở quá trình sáng tạo. 

Khóc lóc: là hành động bày tỏ sự đau buồn, Phản ứng đối với cơn đau hoặc sự đau khổ bao gồm cảm xúc dâng trào, thường ta ra cảm giác vật lý ở cổ họng, ngực và/hoặc cơ hoành. Đây là phản ứng của sự bất lực. Cảm xúc mắc kẹt sẽ hình thành khi ta cố ngăn cho mình đừng khóc.

Phòng thủ: Là trạng thái chống lại sự tấn công hoặc bảo vệ bản thân. Nhạy cảm với môi đe doạ bị chỉ trích hoặc tổn thương bản ngã của một người. Đề phòng các mối đe dọa thực sự hoặc tưởng tượng đối với người khác về thể chất và/hoặc tình cảm.

Trầm cảm: là trạng thái do ‘sự tức giận nội tâm” đối với bản thân gây ra. Đó là khi học không có khả năng cảm thấy niềm vui hoặc sự phấn khích. Là trạng thái tiêu cực, năng lượng thấp gây ra bởi những cảm giác tiêu cực đang diễn ra.

Tuyệt vọng: là cảm xúc khi mất hoàn toàn hy vọng. Cảm thấy đau khổ và không thể được giúp đỡ hoặc an ủi.

Chán nản: cảm thấy thiếu can đảm, hy vọng hoặc tụ tini, chán nản hoặc thất vọng, thiếu can đảm để thử hoặc cố gắng điều gì đó.

Cảm giác ghê tởm: là cảm giác không vừa ý và ghê tởm khi ý tốt hoặc ý thức đạo đức bị xúc phạm. Đây là một cảm xúc khá mạnh, như khi ai đó cảm thấy ghê tởm kẻ giết người được trắng án.

Kinh sợ: Là cảm xúc sợ điều gì đó sắp xảy ra, lo lắng về một điều gì đó trong tương lai, thường là thực nhưng đôi khi không rõ ràng. Ví dụ như cảm giác sợ hãi khi đến buổi họp mặt ở trường trung học và đối mặt với những kẻ đã từng bắt nạt mình.

Nỗ lực không được thừa nhận: Khi công việc, thành tích hoặc nỗ lực của một người không được chấp nhận hoặc công nhận. Khi nỗ lực hết mình của một người không được coi là đủ tốt. một cảm giác không được đánh giá cao. Không cảm thấy được chấp thuận hoặc ghi nhận.

Thất bại: Khi một người không đạt được thành công hoặc thành tích trong một điều gì đó dù đã nỗ lực, cố gắng hoặc mong muốn. Đó là cảm giác như kẻ thất bại khi cuộc hôn nhân đổ vỡ, cảm giác thất bại trong việc hỗ trợ, chăm sóc gia đình khi bị mất việc, hay cảm xúc thất vọng về điểm số của mình trong lớp khoa học.

Sợ hãi: là cảm xúc đau khổ mạnh mẽ được khơi dậy bởi nguy hiểm, điều ác hoặc đau đớn sắp xảy ra; mối đe dọa có thể là thực hoặc tưởng tượng.

Tuyệt vọng: Cảm thấy đau khổ và bị bỏ rơi. Buồn và cô đơn bởi ly do của sự cô đơn, vắng lặng hoặc trống rỗng. Một kiểu cô đơn bởi tuyệt vọng

Bực bội: cảm thấy bực tức, bị quấy rối hoặc bứt rứt khó chịu. Cảm thấy bế tắc hoặc không thể tiến bộ, bị cản trở hoặc gặp những thay đổi gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu.

Đau buồn: đau khổ vì mất người thân, ước mơ tan vỡ, tai hoạ.v.v. Đây là cảm xúc phổ biến trước mọi mất mát, cảm xúc này cũng có thể phát sinh từ những kỳ vọng chưa được đáp ứng. Ví dụ nỗi đau buồn vì mất cha, mất nhà sau lũ lụt hoặc một người cha đau lòng trước những quyết định khủng khiếp của cậu con trai.

Cảm giác tội lỗi; là cảm giác đã làm sai hoặc phạm tội, phải chịu trách nhiệm về những hành động gây hại đối với người khác (Ví dụ, ngược đãi, hành hung cha mẹ, cái chết, v.v.). thường kèm theo cảm giác chán nản, xấu hổ và tự ngược đãi bản thân.

Thù ghét: là cảm xúc miễn cưỡng hoặc khinh thường, cảm thấy không thích hoặc ác cảm. Thương phát sinh do “những tổn thương trong tình yêu”. Thường thì cảm xúc này xuất phát từ thực tại hơn là vì con người (Ví dụ: căm thù hành vi của người khác, hoàn cảnh bất công,…). Lòng căm thù bản thân thường tạo ra trầm cảm, hành vi phá hoại, nghiện ngập và bệnh tật.

Đau lòng: là nỗi thống khổ và nỗi đau của trái tim; đây thường là kết quả của khó khăn hoặc buồn bã trong một mối quan hệ. Cảm thấy như bị nghiền nát hoặc cảm giác nóng bỏng ở ngực

Bất lực: Bất lực hoặc cảm giác không thể giúp đỡ bản thân. Không có sự hỗ trợ hoặc bảo vệ của  người khác. Đây là cảm xúc chung cho những người mắc phải “tâm lý nạn nhân”, cảm thấy không thể thay đổi đặc điểm hoặc trạng thái của một người hoặc bất lực khi không thể thay đổi hoàn cảnh của mình.

Vô vọng: là cảm giác không còn hy vọng, không có kỳ vọng tốt. Không có biện pháp khắc phục hoặc chữa khỏi, không có triển vọng thay đổi hoặc cải thiện. Ví dụ một người cảm thấy tuyệt vọng sau khi nộp đơn xin việc rất nhiều nhưng không nhận được bất kỳ lời đề nghị nào.

Kinh hoàng: là cảm xúc cảnh báo mạnh mẽ, ghê tởm hoặc phẫn nộ do một điều gì đó đang sợ hoặc gây sốc gây ra. Ví dụ như cảm giác kinh hoàng khi chứng kiến một vụ tai nạn.

Cảm giác bị sỉ nhục: là cảm giác mất mát đau đớn khi niềm tự hào, nhân phẩm hoặc lòng tự trọng bị tổn thương, xấu hổ.

Lưỡng lự: Không có khả năng lựa chọn; dao động qua lại giữa lựa chọn này và lựa chọn khác. Xuất phát từ sự không tin tưởng vào bản thân hoặc nghi ngờ khả năng đưa ra quyết định đúng đắn. Ví dụ như khi chúng ta thiếu quyết đoán vì không có lựa chọn nào có vẻ tốt hơn lựa chọn còn lại.

Bất an: là sự thiếu tự tin; ý thức tự giác; tính nhút nhát. Cảm thấy không an toàn trước nguy hiểm hoặc chế giễu.

Ghen tị: căm phẫn trước những thành công, thành tựu hoặc ưu điểm của người khác; ghen tị. Cùng với đó là nỗi sợ hãi đáng ngờ về sự ganh đua hoặc không chung thuỷ, phát sinh từ nỗi sợ hãi không được yêu thương và/hoặc tự sự bất an.

Mất kiểm soát: là cảm xúc thiếu kiềm chế đối với hành vì của chính mình và có thể thiếu nhận thức về những năng lực hoặc sở trường có tính huỷ hoại của chín họ. Ví dụ như việc chi tiêu đã vượt quá tầm kiểm soát, hay khi ta mất kiểm soát bản thân và có hành vi thái quá với người khác. Thiếu khả năng kiểm soát hoàn cảnh là cảm giác mất căn cứ hoặc không thể kiểm soát hoặc thay đổi những gì đang xảy ra. Cảm giác rằng ai đó hoặc điều gì khác quyết định thay bạn.

Khao khát: nhớ nhung ai đó hoặc điều gì đó chính là cảm giác khao khát, say mê, hoặc đau đớn; đó là cảm giác mong muốn mạnh mẽ, muốn những gì bạn không có. Ví du như một người khao khát một cuộc sống khác, hoặc một khi anh chàng nhớ nhung cô người yêu đang đi công tác nước ngoài.

Mất mát: là cảm xúc khó chấp nhận hoặc; không nhận thấy hoặc mất phương hướng. Nguyên nhân có thể do những mất mát khi còn nhỏ như bị lạc và không thể tìm thấy đường về nhà. Cảm xúc mất mát là cảm giác không thể nhìn ra quyết định hoặc hướng đi đúng đắn, không thể tìm thấy sự ổn định về mặt cảm xúc. Ví dụ như cảm giác mất mát sau khi người thân qua đời.

Tình yêu không được đón nhận: là cảm giác khi tình yêu của một người đã bị từ chối. Đó là cảm giác không được như mong muốn, không được chăm sóc hoặc không được chấp nhận, thiếu tình yêu nơi nó được mong muốn. Ví dụ như một cô gái phải lòng một chàng trai, nhưng anh không để ý tới sự tồn tại của cô, bởi vậy tình yêu của cô đã không được đón nhận. Một người cố gắng yêu thương mẹ nhưng bà không có tình cảm nên tình yêu của người con không được mẹ đón nhận.

Tự ti: là cảm giác đánh giá thấp giá trị của bản thân hoặc giá trị của một người; cảm nhận và tập trung vào những sai sót của bản thân; cảm giác không tôn trọng bản thân; không chắc chắn; thiếu tự ái.

Tham vọng; ham muốn hoặc khao khát quá mức. Ví dụ sự ham muốn quyền lực.

Lo âu: là cảm giác căng thẳng bất thường hoặc khó chịu hoặc sợ hãi một cách bất thường; sợ hãi; nhút nhát; cảm thấy giật mình hoặc bất an.

Vui mừng quá mức: vui mừng hoặc phấn khích quá mức đối; niềm vui đó cũng là một cú sốc đối với cơ thể. Cảm giác vui mừng khôn xiết khiến tôi choáng váng và khó thở.

Bị áp đảo; cảm thấy bị chế ngự về tâm trí hoặc cảm xúc; vô cùng căng thẳng; cảm thấy bị chế ngực và nặng nề bởi thế lực khác lớn hơn.

Hoảng loạn: nỗi sợ hãi đột ngột, bao trùm tạo ra hành vi cuồng loạn, suy nghĩ sợ hãi không hợp lý hoặc các triệu chứng thể chất như run rẩy và giảm thông khí; một cảm giác mạnh mẽ rằng một chuyện bi thảm sắp xảy ra.

Khó chịu: bực tức, bứt rứt, hoặc thậm chí quá khích. Ví dụ như cảm giác tức giận khi xe của mình bị xước; hay khi không thể chịu được điều kiểu hành xử vô trách nhiệm của người khác.

Kiêu căng: sự coi trọng bản thân quá mức do một số công lao, ưu thế thực sự hoặc tưởng tượng; sự phù phiếm hoặc mong muốn quá mức để được chú ý, khen ngợi hoặc chứng tỏ; cảm thấy tôt shown những người khác; tính kiêu ngạo; không lắng nghe lời khuyên nhủ, tự coi mình là đúng; mong đợi nhiều tín nhiệm hơn thực tế; đối xử khinh thường hoặc khinh miệt người khác; hoặc đang ở trong tình trạng chống lại người khác, và đặc biệt là đối với Chúa hoặc Đấng Tạo Hoá. Tự hào về bản thân vốn là một điều tốt và loại tự hào này thường không biểu hiện như một cảm xúc bị mắc kẹt (mặc dù nó có thể xuất hiện nếu lòng tự hào đó bị tổn thương). Ví dụ lòng kiêu hãnh của nam giới bị tổn thương khi bị người yêu vứt bỏ để chạy theo một người đàn ông khác.

Bị từ chối: là cảm giác bị bác bỏ, bị từ chối hoặc bị loại bỏ, cảm giác vô dụng hoặc không quan trọng; cảm giác bị đá ra ngoài; không được mong muốn; bị chối bỏ.

Phẫn nộ: là cảm giác không hài lòng hoặc khó chịu trước ai đó hoặc điều gì đó được coi là nguyên nhân gây ra thương tích hoặc xúc phạm; cay đắng vì bị đối xử bất công; không muốn tha thứ. Thường thì cảm xúc này đi kèm với sự thù địch – ác ý thể hiện bằng hành động, thái độ thù địch hoặc mạnh mẽ hoặc chủ nghĩa chống đối. Ví dụ như một người cảm thấy bực bội vì lũ trẻ không bao giờ giúp việc nhà.

Buồn bã: là cảm giác không vui, buồn bã, thương tiếc, bị ảnh hưởng bởi đau buồn.

Lạm dụng bản thân: là cảm giác bị lạm dụng về mặt tình cảm, thương tự trách, đổ lỗi cho bản thân,… ví dụ như hành động tự ngược đãi bản thân bằng cách tự nhủ rằng đừng có ngốc như vậy nữa. Lạm dụng bản thân về thể chất bao gồm việc ngược đãi cơ thể của một người thông qua việc sử dụng các chất gây nghiện; không chăm sóc cơ thể do thiếu ngủ, chế độ ăn uống không thích hợp hoặc kém dinh dưỡng; làm việc vượt quá những gì một người có thể hoặc phải chịu đựng; trừng phạt haowcj tự trách bản thân một cách quá mức. Sự lạm dụng này có thể giúp chuộc lại “tội lỗi” có thật hoặc do tưởng tượng, và thường là do sự tức giận thúc đẩy. Những người có cảm xúc này thường hành hạ cơ thể mình bằng cách làm việc quá sức và ngủ không đủ giấc.

Xấu hổ: là cảm giác sai lầm, khiếm khuyết hoặc đáng chê trách; cảm giác đau đớn khi đã làm hoặc trải qua một điều gì đó đáng ghê tởm, không đúng đắn hoặc dại dột; bị ghét bỏ hay bị sỉ nhục cũng là nguyên nhân cho sự hối tiếc. Chỉ cần một rung động thấp nhất của cảm xúc cũng có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi, trầm cảm, thậm chí là tự tử.

Kinh ngạc; rối loạn cảm xúc, nhạy cảm đột ngột hoặc dữ dội; bất ngờ trước cảm giác bị chấn thương hoặc choáng váng.

Đau buồn: hối tiếc; đau buồn do mất mát, thất vọng hoặc đau buồn gây ra; cảm xúc hoặc biểu hiện của sự đau buồn, bất hạnh hoặc buồn bã.

Bướng bỉnh: khó tính, hông thể khuất phục, không thể hoặc không muốn tha thứ, cố chấp, cứng đầu, chống đối.

Bị lợi dụng: cảm thấy như thể một người đã bị đối xử bằng sự thờ ơ, bất cẩn, không được cảm ơn hoặc ghi nhận cho một điều gì đó đã hoàn thành. Tương tự như cảm giác bị phớt lờ hoặc bị lợi dụng.

Kinh hoàng: là cảm xúc dữ dội, sắc bén, nỗi sợ hãi bao trùm; cực kỳ sợ hãi; cảnh báo. Ví dụ cảm thấy kinh hoàng khi nhận ra mình sắp gây ra tai nạn.

Cảm giác không được giúp đỡ; cảm thấy thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc khuyến khích; cảm thấy không được người khác quan tâm, không được bảo vệ khi cần giúp đỡ; cảm thấy gánh nặng quá nặng nên một mình gánh chịu. người ta cũng có thể cảm thấy không được nâng đỡ bởi chính cơ thể của mình trong trường hợp ốm đau, suy nhược hoặc thiếu sức mạnh tinh thần hoặc cảm xúc.

Không xứng đáng: cảm thấy không đủ tốt, không đáng tin cậy, không có giá trị hoặc phù hợp, không xứng đáng.

Dễ bị tổn thương; cảm thấy dễ bị tổn hại, cả về tình cảm hoặc thể chất; cảm thấy không an toàn hoặc không ổn định.

Lo lắng; sống trong khó khăn hoặc rắc rối; bất an hoặc loa láng về một tình huống hoặc một con người; cực kỳ quan tâm đến các vấn đề tiềm ẩn; ví dụ như lo lắng về một người thân yêu có thể gặp nạn.

Vô giá trị: cảm giác không quan trọng hoặc không có giá trị; không có tư cách, phẩm chất, hoặc lòng quý trọng; cảm thấy bản thân không phục vụ mục đích nào cả.

Bài viết cùng danh mục